Những câu hỏi liên quan
Lãnh Hoàng Hà Vân
Xem chi tiết
🔥💖Kin👽
11 tháng 4 2021 lúc 19:21

Đêm xuống đợi trăng, chờ quỳnh nở
Thâu canh lặng lẽ gác mái buồn
Đông phong gờn gợn lòng viễn xứ
Đùa cợt vai gầy với gió tuôn.

Đêm nay thức trắng đợi hương quỳnh
Hoa lòng một đóa vỡ trong tôi
Khói thuốc canh tàn rơi lả tả
Một chút tình vương trên mắt môi.

Mưa đêm phố vắng đèn vàng nhạt
Lất phất đông sang rét buốt sầu
Đợi vầng trăng tới, tình cô quạnh
Hoa đã đơm chưa? Nguyệt khuất đầu!

Đêm nay chắc lẽ chẳng có quỳnh
Mưa rơi nhiều quá phố thêm sâu
Gác nhỏ không trăng, hồn hoa lạnh
Đã vỡ tan tành buổi biệt nhau.

 
Bình luận (1)
Hiệp Đặng
Xem chi tiết
Hiệp Đặng
4 tháng 3 2022 lúc 9:16

giúp mềnh cần gấp

 

Bình luận (0)
0000
4 tháng 3 2022 lúc 9:43

nếu lm riêng, người thứ nhất làm được số phần công việc là 1/3

nếu ...................... là 1/4

nếu làm chung ,cả hai người lm được số phần cv là :1/3 +1/4= 4/12+3/12 = 7/12 (cv)

đ/s :

bài 2

trong 1 h vòi A chảy được 1/6 bể

trong 1 h vòi B chảy được 1/8

trong 1 h vòi A chảy nhiều hơn vòi B số phần của bể là 1/6 -1/8 = 4/24-3/24 =1/24 bể

bài 3

A= 1/2 -1/3 +1/3-1/4+1/4-1/5+1/5-1/6

A=1/2-1/6

A= 1/3

có j sai sót bạn thông cảm cho mình nhá

Bình luận (2)
Quỳnh Anh Ngô
Xem chi tiết
Minh Hiếu
11 tháng 2 2022 lúc 4:47

Ta có:

x-y-z=0

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=y+z\\y=x-z\\z=x-y\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=y+z\\y=x-z\\-z=y-x\end{matrix}\right.\)

Thay vào A, ta có:

\(A=\left(\dfrac{x-z}{x}\right)\left(\dfrac{y-x}{y}\right)\left(\dfrac{z+y}{z}\right)\)

\(=\dfrac{y}{x}\times\dfrac{\left(-z\right)}{y}\times\dfrac{x}{z}=\dfrac{-xyz}{xyz}=-1\)

Bình luận (0)
Lãnh Hoàng Hà Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diệu Ly
30 tháng 4 2021 lúc 17:38

1 Chất đạm (Prôtêin)

Tham gia tổ chức cấu tạo cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt.

Cấu tạo men tiêu hoá, tuyến nội tiết.

Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo tế bào chết, tu bổ những hao mòn cơ thể.

Chất đạm còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể …

b)chất đường bột(gluxits)

·        Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể: để làm việc, vui chơi …

·        Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.

3. Chất béo

·        Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể

·        Là dung môi hoà tan các vitamin, Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

4. Sinh tố (Vitamin)

·        Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da… hoạt động bình thường

·        Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh…

5. Chất khoáng

·        Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp.

·        Tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể. 

6. Nước

·        Nước trong rau, trái cây, thức ăn hàng ngày.

·        Là thành phần chủ yếu của cơ thể.

·        Là môi trường cho mọi chuyển hóa và tr

·        Điều hòa thân nhiệt.

7. Chất xơ

·        Có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc.

·        Giúp ngừa bệnh táo bón.

Bình luận (0)
nthv_.
Xem chi tiết
Lấp La Lấp Lánh
26 tháng 10 2021 lúc 22:07

Tham khảo:

Thứ nhất, ngày 12/8/1946, sau khi nhận được tin phát xít Nhật Bản đã bị thua to trên hầu khắp các chiến trường châu Á - Thái Bình Dương trong thế chiến II, bằng nhãn quan chính trị nhạy bén, tầm nhìn chiến lược, nắm bắt thời cuộc kịp thời, đồng chí Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã nhóm họp ngay tại Tân Trào để quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước.

Thứ hai, sự kiện Chính phủ cách mạng lâm thời yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và tiếp nhận sự thoái vị của nhà vua (ngày 30/8/1945 tại Huế) cũng là việc lực lượng cách mạng đã chớp thời cơ, tranh thủ thời cơ và vận dụng đúng thời cơ.

Thứ ba, sự kiện ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tuyên bố Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập và tự do đã ra đời; Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã chính thức ra mắt trước quốc dân đồng bào.

Bình luận (3)
Lãnh Hoàng Hà Vân
Xem chi tiết
Đăng Khoa
27 tháng 4 2021 lúc 18:44

4 câu trần thuật đơn có từ "là":

- Tôi là người hâm mộ của Sơn Tùng.

- An là bạn thân nhất của tôi.

- Tôi là người miền nam.

- Mẹ tôi là giáo viên.

4 câu trần thuật đơn không có từ "là":

- Những chú gà con kêu chiếp chiếp trong khu vườn nhỏ.

- Hôm nay, tôi rất vui.

- Tôi đang dùng máy tính.

- Tôi đang học bài.

2 câu có biện pháp tu từ so sánh:

- Những bông hoa phượng như biểu tượng của tổ quốc Việt nam.

- Mẹ em đẹp như hoa.

2 câu có biện pháp tu từ ẩn dụ:

- Nắng vàng giòn chảy đầy sân nhà em.

- Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ.

2 câu có biện pháp tu từ hoán dụ:

-        Bàn tay ta làm nên tất cả

      Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

-              Áo nâu liền với áo xanh

        Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

2 câu có biện pháp tu từ nhân hóa:

- Bác gà trống đứng thật oai vệ.

- Cụ bàng tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi

Bình luận (0)
Quỳnh Anh Ngô
Xem chi tiết
Milly BLINK ARMY 97
11 tháng 2 2022 lúc 0:03

- Vì khi cọ xát khăn bông khô vào mặt kính, mặt gương soi thì sẽ khiến cho mặt kính, mặt gương soi bị nhiễm điện → Hút bụi vải

- Để tránh hiện tượng đó ta nên lau bằng giấy báo ẩm, vì lau như vậy có thể không làm cho mặt gương soi hay mặt kính bị nhiễm điện. (ý này tham khảo)

Bình luận (5)
Nam Hoang
Xem chi tiết
lynn
28 tháng 3 2022 lúc 16:49

ko spam

Bình luận (1)
Thu Trang
Xem chi tiết
Lê Michael
2 tháng 3 2022 lúc 10:58

Tham khảo:

Sau cuộc khởi nghĩa chống Nhà Lương giành chiến thắng

Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt tên niên hiệu là Thiên Đức

Thành lập triều đình hai ban văn võ

Bình luận (0)
Kakaa
2 tháng 3 2022 lúc 10:55

tham khảo

 

Năm 502, ở phương Bắc nhà Lương đã lên thay nhà Tề. Từ đó, nước ta liên tục bị ngập chìm dưới ách đô hộ bạo tàn của nhà Lương. Đi đôi với chính sách bóc lột, tô thuế nặng nề,  đám quan lại đô hộ nhà Lương còn áp dụng chính sách phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã, ngay cả những dòng quý tộc Việt tham gia chính quyền cai trị ở Giao Châu trước đó cũng bị coi là lợi Hàn Môn, không được cất nhắc trọng dụng. Nỗi óan hận ngày càng sâu sắc của các bộ tộc Việt với chính quyền đô hộ đã trở thành nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lí Bí vào mùa xuân năm 542.

            Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nơi sinh ra nhân vật này trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta vào thế kỷ thứ VI (Xem Doanh nhân Thái Bình, Sở Văn hòa Thông tin Thái Bình và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, xuất bản , 2002, tr 21)

Tuy vậy, Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều bộ sử cũ cho biết: Vua họ Lý, tên Bí người Thái Bình phủ Long Hưng (thuộc địa phận Thái Bình ngày nay). Cuốn thần tích lưu trữ tại đình Tử Các (xã Thái Hòa huyện Thái Thụy), nơi thờ Lý Nam Đế (ở đây gọi là Lý Bôn), còn nói rõ thêm”…Thời nhà Lương ở hương Thái Bình có gia đình họ Lý, chồng là Lý Công Trước vợ là Lương Thị Hằng nối nghề làm nghề công đức. Vợ chồng Lý Công Đức cùng vun công đức ấy, phàm bất kỳ công việc nào cũng không bỏ qua,, phàm việc công đức nhỏ nhất cũng đều dốc lòng… Đạo trời báo ứng, ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mùi (503), sinh ra vua. Khi sinh có nhiều điều lạ , sản đường ánh sáng chói lòa, cả vùng hương thơm ngào ngạt.

Lý Bí sớm là người có tiếng văn võ song toàn. Ông từng lĩnh chức Giám quản châu đốc ở (Hà Tĩnh nay), nhưng do câm giận sự miệt thị, bạo ngược của quan lại nhà Lương liền bỏ quan trở về quê hương liên kết vời lớp hào kiệt, triêu tập hiền tài chờ ngày khởi nghĩa. Năm 542, cuộc khởi nghiã Lý Bí bùng nổ.         Nhân dân, người hào kiệt nhiều nơi đã đồng lòng hưởng ứng. Trong số đó có nhiều bậc hiền tài nổi tiếng như Tính Thiều, Phạm Tu. Lý Phục Man và cả hai cha con trưởng thủ lĩnh vùng Chu Diên là Triệu Túc và Triệu Quang Phục. Cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng và chỉ trong vòng 3 tháng đã giành được thắng lợi. Quân Lương tiếp tục thất bại. Thứ sử Tiêu Tư phải cho người mang vàng bạc, của cải đút lót cho Lý Bí rồi chạy chốn về nước.

            Sau những diễn biến bất ngờ, nhà Lương kịp trấn tĩnh và điều binh dồn đánh vòa Giao Châu cả từ hai vung Nam Bắc. Lợi dụng thời cơ quân Cham – Pa cũng vượt giải Trường Sơn chiếm đánh biên phía nam Châu Giao. Dựa vào sức mạnh toàn dân, Lý Bí thủ lĩnh của cuộc nổi dậy đã chủ động tổ chức các trận đánh và lần lượt đánh tan hai thế lực xâm lược, giành lại lãnh thổ cơ bản như từ thời dựng nước đầu tiên.

            Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng Hoàng đế, đặt niên hiệu là Niên Đức, lấy quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở miền của sông Tô Lịch, dựng điện Vạn Thọ và cắt đặt triều đình, bá quan văn võ, Triệu Túc được phong là Thái Phó, Tính Thiều được cử đứng đầu quan văn, Phạm Tu đứng đầu hàng tướng võ, Lý Phục Man được giao cầm đầu tướng võ chuyên lo giữ biên ải.

Sau 500 năm, kể từ khi khởi nghĩa hai Bà Trưng, một lần nữa cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân ta đã giành thắng lợi với một ý nghĩa hết sức to lớn. Sự thành lập của nhà nước Vạn Xuân đã khẳng định nền độc lập tự chủ của đất nước ta và phủ nhận quyền đo hộ tàn bạo của thế lực phong kiến khổng lồ phương Bắc.

            Tuy nhiên, trước những tham vọng của kẻ xâm lược. Nhà nước Vạn Xuân non trẻ củng chỉ tồn tại 5 năm (544 – 548) cho đến khi Lý Nam Đế qua đời. Trong những năm tháng này, vị vua họ Lý đã liên tục củng cố, xây dựng và phòng tuyến Chu Diên, Tô Lịch, Gia Ninh và nhiều lần trực tiếp cầm quân chặn đánh quân thù.

            Với thế đất trọng yến và phần nào có thể xuất phát từ mối quan hệ đặc biệt với thủ lĩnh họ lý. Thái Bình khi ấy đã sớm được chú trọng lựa chọn xây dựng, củng cố hình thành những căn cứ liên hoàn tạo ra một tuyến phòng thủ hết sức lợi hại. Cả phòng tuyến được bố trí nương tựa vào nhau trải dài theo dọc theo hai triền sông Tiểu Hoàng Giang (sông Trà Lý), kể từ đầu nguồn cho đến tận miền đất rộng quanh vùng cửa biển. Toàn bộ hệ thống đồn lũy này vẫn còn lưu dấu khá đậm nét qua nhiều nguồn thư tịch, đặc biệt là các nguồn ngọc phả, thần tích, truyền tuyết… Xung quanh các di tích cổ thời Lý Nam Đế và các danh tướng của ông trên đất Thái Bình nay.

            Vị trí căn cứ lớn của Lý Bí đầu tiên phải kể đến cả một vùng đất rộng lớn nhiều gò đống, nhiều đầm lầy xen kẽ nằm liền kề cả hai bờ sông Tiểu Hoàng Giang. Đây là nơi hạ lưu sông Hồng chia tạo ra một con sông lớn chảy ngang đất Thái Bình rồi đổ ra cửa biển Trà Lý nay. Xưa, cửa sông này từng có nhiều tên gọi như: Lỗ Giang, Phạm Lỗ, Vường Thượng Hộ,…Khi mang tên của Vường, đoạn sông này đã được sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn mô tả như sau:

“Ngã ba Vường nước sâu đến 15 trượng, so với các mức sông khác là sâu hơn cả”. Trong dân gian từ lâu cũng truyền tục câu; “Trăm năm của bể phải nể của Vường”. Do 1895, do đất lở cát bồi,  của sông này được bồi nắn thay đổi vị trí lên đến thượng lưu sông Hồng chừng 1 km. Đời sau có đặt trạm tuần liểm nên của Vường còn quen gọi là của Tuần Vường. Mực sâu nước xiết thế đất hiểm trở, vì vậy cả một vùng xung quang của Vường đã được Lý Bí chọn là nơi đặt căn cứ, xây dựng quân doanh ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa.

            Trong đó, tại bờ bắc của Vường, Lý Bí cho xây dựng hai khu đồn lũy chính :Một ở Cổ Trai (nay thuộc xã Hồng Minh huyện Hưng Hà), một nửa nay thuộc Hậu Tái (xã Bạch Đằng huyện Đông Hưng). Khi điểm lại phần “Đồn lũy cũ và các đời trước”, Cuốn tiên Hưng phủ chí cho biết: “Lý Nam Đế dấy quân chống cự quân đô hộ nhà Lương, lập doanh trại ở xã Cổ Nhai thôn Vĩnh Diêm, tổng Diên Hà lại lập đồn khác ở là Biệt Đồn ở xã Hậu Thái để thanh viện”. Đất Cổ Trai, (Kẻ Giai), tương truyền là nơi ông nội Lý Nam Đế tên là Lý Tán từng phiêu bạt về ngự cư, khai hoang lập ấp; sau được dân lập miếu thờ gọi là miền Long Hưng địa. Hậu Thái năm trong vùng có tên là Thần Hậu vốn là điền địa Thái Ấp của Hoàng hậu Đỗ Thị Khương được Lý Năm Đế ban cho. Sau bà tặng lại cho dân để thu hoạch hoa lợi lo việc cung tế về sau.

            Đối ngạn với các đồn lũy trên là một căn cứ khác của nghĩa quân mà trung tâm là Trang An Để (nay thuộc xã Xuân Hòa, Hiệp Hòa huyện Vũ Thư). Đây là quê hương của hoàng hậu Đỗ Thị Khương, miền đất nhiều tiềm năng “Địa lợi, nhân hòa”. Cuốn thần tích Tiền Lý triều phả lục viết năm Hồng Phúc nguyên niên (1572), được các đời sau sao giữ tại miếu Hai Thôn (nằm ở thôn Hữu Lộc giữa hai xã Xuân Hòa, Hiệp Hòa, Vũ Thư) công ghi lại một bài thơ đầy ngưỡng vọng của Lý Bí khi lần đầu tiên đến miền đất này như sau:

 

Thành thị lâu dài giai bảo ngọc

        Giang sơn hoa thảo thống đan thanh

  Dư khí trưng thành tuy tiểu mạch

    Mạc cư chân khả kiến chung thành

 

Thành thị lâu đài đều như ngọc

Núi sông hoa cỏ một màu xanh

Mạch nhỏ như trành chung thành khí

Quyết cho dựng lũ tập trung thành

 

            Yêu cảnh, mến người, Lý Bí không chỉ quyết định đắp lũy, dựng đồn doanh tuyển chọn trai tráng mà còn xin kết duyên với ái nữ của hòa trưởng Đỗ Công Cẩn là Đỗ Thị Khương – một thục nữ nổi tiếng tài sắc vẹn toàn ở trang An Để. Tương truyền, sau miếu Hai Thôn sau được chọn xây cất là nằm đúng trên phần đất đặt tự phủ tư dinh của Lý Nam Đế và hoàng hậu Đỗ Thị Khương ở trung tâm khu đồn doanh An Để xưa

            (Theo tài liệu điền dã: Tại các xã Xuân Hòa, Hiệp Hòa,, Đồng Thanh, ,Hồng Lý của huyện Vũ Thư còn rất nhiều dấu tích, địa doanh liên quan đến Lý Bí lập đồn doanh, kho lương như;Cồn Lưu Bình xứ, cồn Trung Xuất xứ, khu làm kho, Chùa Tiền Đồng, Miếu Đồng Vua, bến Rồng,… Hầu hết các xã này đều có miếu thờ Lý Nam Đế và linh nhân Lý là Đỗ thị Khương. Tại đình An Điện (xã Xuân Hòa) thờ Lý Nam Đế còn bức hoàng phi có 4 chữ “Vạn Xuân chính điện”).

Trong đền còn lưu giữ một bức trang thờ bằng gỗ vẽ bằng sơn ta phủ rộng 2 m2 có niên đại cách đây trường 100 năm. Nội dung bức tranh miêu tả cảnh Lý Nam Đế cùng hoàng hậu ngồi oai nghiêm trên ngôi cao trước sự rước đón chầu hầu của hai hàng quan văn võ với đầy đủ nghi vệ võng lộng, ngựa xe.

Từ An Để xuôi theo dòng Tiểu Hoàng Giang (sông Trà Lý) chừng 10 km là đến trang Bài Cát (nay thuộc xã Đông Dương, Đông Thọ, Đông Hòa) cũng từng nổi tiếng là khúc sông hiểm trở, vực sâu, vực xoáy. Dân gian từng truyền tụng: “Sóng của Trà, ma của Hộ”

 

            Cửa Hộ hay Cát Hộ là tên sau này của trang Bài Cát. Tại đây, Lý Bí cũng cho xây dựng một hệ thống phòng thủ rất quy quy thường gọi là “Khu Cửa Đồn”, gồm 9 đồn: Ba La, Đồng Thệ, Trung Thương, Hinh Bồng, Cầu my, Đồn Trai, tả Đồn Chàng, hữu Đồn Chàng, Miếu Cát trong đó đồn Cầu My (nay thuộc xã Đông Hòa thành phố Thái Bình), là chột tiền tiêu luôn sẵn sãng “Ứng trực tuần phòng”. Cầu Nhân, Cầu Nghĩa xã Đông Hòa đang làm địa điểm Chiêu Anh quán để tuyển chọn nghĩa quân và tiếp đón các bậc hiền tài, anh kiệt về tụm nghĩa. Lê Kiệt một hào kiệt ở Nghĩa Châu (Thanh Hóa) từng bỏ làm quan về theo Lý Bí đã được cử trấn giữ khu Cửu Đồn. Ông đem theo cả 4 người con là: Lê Điện, Lê Á, Lê Vương Vị, Lê Mậu Hoàn cùng dốc sức củng cố đồn lũy, luyện tập quân sĩ, xây dựng khho lương. Theo bản thần phả “Lý triều ngũ vị Đại vương” ở miếu Chàng (thôn Phương Đài xã Đông Dương huyện Đông Hưng), dân trong vùng đã đồng lòng làm lễ lớn  nguyệt bái tạ xin tòng quân giết giặc, chẳng mấy chốc nghĩa binh đã lên tới 3.000 người. Để bảo vệ phía sau Cửu Đồn, Lý Bí còn ủy thác cho Triệu Bá (con trai tướng quân Triệu Quang Phục) đem quân đắp lũy lập một đồn trại khác kề cận gọi là Đồn Thó (Nay thuộc thôn Thống Thỏ, xã Đông Mỹ huyện Đôngn Hưng).

            Cùng hai điểm phòng thủ trên, cách tràn Bài Cát - Cát Hộ khoảng hơn 20 km về phía đông là một căn cứ lớn nữa của Lý Bí. Đây là một miền đất rộng nằm ở giữa của sông lớn: Trà Lý, Diêm Hộ và Thái Bình, khi ghi chép về công việc dựng nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế ở thế kỷ thứ VI, sách Cương mục của triều Nguyễn chỉ lưu ý ngắn gọn: “Xã Tử Đường huyện Thụy Anh, phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định có đền thờ Lý Bôn (Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện sử thông giám cương mục tiểu biên, tập II, quyển 4, Nxb. Văn Sử, Đại, Hà Nội, năm 1957, trang 1)

            Song, thực tế không phải chỉ có Tử Đường (nay thuộc xã Thái Hòa, Thái Thượng, huyện Thái Thụy) (Tử Đường: nay là hai thôn tử Các xã Thái Hòa và Cát Đông xã Thái Thượng. Cả hai nơi đều có nhiều đền thờ Lý Nam Đế. Để dân  thường kiêng hai chữ: Bí, Bôn và gọi ví chệch đi làng Quả Bầu)

Qua tài liệu dã sử còn phát hiện được rất nhiều dấu tích, truyền thuyết được lưu trữ trên một rẻo đất rộng lớn bên ven biển huyện Thái Thụy về cuộc nổi dậy của Lí Bí. Đại thể , khi ấy đất Thái Thụy từng sớm có mối quan hệ thân tộc khá đặc biệt đối với vị thủ lĩnh họ Lý. Cha con Thiên Bảo (anh trai Lý Bí) và gia đình Lý Bí có thời cư ngụ ở trang Vạn Xuân (xã Thụy Xuân). Lý Phật Tử (cháu Lý Bí) từng tu ở chùa Hưng Quốc (xã Thụy Hải). Riêng Lý Bí, sau khi bỏ quan đã tìm đường về quê quen thuộc, chọn mảnh đất trang Tử Đường cao ráo thuận tiện để khởi binh. Hưởng ứng lời hiệu triệu của ông, nhiều hào kiệt đã chiêu tập trai tráng, dân binh tập hợp tìm đến Tử Đường xin được hợp sức nổi dậy. Nhân dây, hàng loạt các đồn lũy nhanh chóng dựng lên quanh trang Tử Đường. Triệu Túc là con trai của Triệu Quang Phục được giao đóng quân ở Tả Đồn (miếu Đồn xã Thái Hòa nay).Tướng Phạm Tu dược lệnh đem quan ra Hoành Sơn (xã Thụy Văn) lập trại đóng đồn. Kề đại bản doanh Tử Đường. Lý Bí cho dựng Vọng Hải Đài và giao cho các thủ túc thân tín luân phiên canh giữ, phát hiện động tính phía các cửa sông, mặt biển, để chọn người hiền tài có một trường thi võ ở Đông Hồ (xã Thụy Phong) và một trại khảo hạch văn chương ở Văn Hàn (xã Thái Hưng). Quân sỹ chuyên luyện tập ở bãi Nỗ Trường (xã Thụy Trường), lương thực thu gom về  dự trữ ở Thù Nương (xã Thụy Dân). Khí thế những ngày đầu Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa, cuốn thần phả đến từ Tử  Các còn ghi: “Thanh niên trai tránh trong vùng tranh nhau đầu quân. Vua bèn chọn 16 người trai tránh khỏe mạnh nhất xung làm thủy thủ và thủ túc”. Nơi đặt bản doanh của Lý Bí vì thế ngày càng nhộn nhịp, hào kiệt qua lại nhiều  nên nhân đấy được đặt là Tử Đô (Tử Đô: được dân địa phương tự hào giải thích là kinh đô màu tía, hoặc thể hiện ý chí quyết tử giữ “Kinh đô” – nơi đặt trung tâm đại bản doanh đầu tiên của Lý Bí)

            Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, với sự ủng hộ của nhân dân  và các hào kiệt quanh vùng. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã có cả một hệ thống đồn lũy hết sức lợi hại ngay trên một vùng đất trọng yếu của vùng đồng bằng ven biển. Cả một thế trận liên hoàn có hệ thống  chạy dọc theo dòng chảy huyết mạch của Thái Bình đã sẵn sàng nổi dậy góp sức cùng cả nước lật đổ ách cai trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc. Sử nhà Lương ghi chép lại sự kiện này cho biết “Lý Bí liên kết với hòa kiệt các châu đồng thời làm phả”.

            Quả thực khí thế buổi đầu của nghĩa quân đã được nhiều nguồn tài liệu dã sử ghi nhận. trong đó, cuốn Lý Nam Đế phe lục ghi, tại miếu Hai Thôn (xã Xuân Hòa huyện Vũ Thư), Mô tả: “Ba quân hùng dũng, chiêng trống lay động, cờ bay rợp trời, gươm giáo chói lòa, chèo gậy sóng đầu sông, quân đi như rồng cuốn”. Văn tế Lý Năm Đế ở đình làng Cổ Trai (xã Hồng Minh huyện Hưng Hà) cũng có đạo tràng đầy hòa khí về buổi đầu khởi nghĩa của  nghĩa quân.

Trống đồng khua vang tám cõi

Quân reo lay động trời cao

Chiến thuyền đi như nước chảy.

            Trước khí thế của nghĩa quân, sự thất bại của quan quân cai trị là tất yếu. Không rõ có phải là một sự mô phỏng thu nhỏ tại Cổ Trai, người dân địa phương vẫn tự hào với những câu truyện lưu truyền xung quanh hàng loạt các địa danh: Cống Tiêu Tư, Gò Ô Sát, Bến Hợm… Tương truyền đó là những địa điểm mà quân tướng nhà Lương đã bị phục binh của nghĩa quân dùng mẹo đánh lừa cho tan tác. Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiên Tư phải chốn vào cống rồi tìm lối thoát thân về nước. Tướng “Ô Sát” mặt đen thì bỏ mạng xác vùi trên gò hoang.

            Ở trang Bài Cát, sau khi hợp lực khởi nghĩa thắng lợi Lê Ngọ được phong làm Đô Thiên tướng quân Lê Điện là Tả tướng quân, Lê Á là hữu tướng quân, Mậu Hoàn được giao là thống lĩnh Thủy đạoVương Vị làm hậu đốc vận chuyện quân lương. Cả 5 cha con được lệnh về củng cố khu vực Cửu Đồn và tổ chức đẩy lùi các cuộc xâm lược  trở lại của quân nhà Lương. Theo cuốn Lý triều ngũ vị Đại vương lưu ở miếu trà (xã Đông Dương huyện Đông Hưng) thì trong vòng 5 tháng tướng Lê Ngọ cùng các con đã huy động quân sỹ giao chiến liên tục hơn 30 trận; trong đó có những trận mà xác quân Lương chết trôi đầy một khúc sông, đến  nỗi nước cũng phải ngừng chảy. Tuy vật, trước sự đàn áp dữ dội của kẻ thù, cả 5 cha con đều đã hy sinh ngay tại chiến trường. khí phác “Tận trung, báo quốc”, đó được thể hiện phần nào qua câu đối còn lưu ở miếu Chàng – nơi thờ cả 5 vị làm thần hoàng (Từ lâu: Hai làng Chương Đài “làng Chàng”, Phương Cúc “làng Cúp” của xã Đông Dương huyện Đông Hưng  đền thờ 5 cha con tương quân Lê Ngọ làm thần hoàng, để lễ vào tháng 8 âm lịch hàng năm và có tục lệ nghiêm cấm trai gái trong làng không được lấy nhau)

 

Cửu ấp, Cửu đồn phá Lương tặc

Tử Nam, tứ tướng Lý thần tôn.

 

Chín ấp là chín đồn đánh phá giặc Lương.

Bốn con trai là bốn tướng đều cùng phò vua Lý.

            Do tài liệu hạn chế nên còn có thể chưa hết cuộc tranh luận về quê hương Lý Bí – vị anh hùng dân tộc dựng nước Vạn Xuân và ngang nhiên xưng “Đế” bất chấp sự đe dọa của thế lực phương Bắc ở thế kỷ thứ VI. Dù sao, cũng không phủ nhận công lao đóng góp của đất và người Thái Bình trong giai đoạn mở đầu lịch sử đất nước trong thời đó. Ghi nhận công lao này sau khi lên ngôi, Lý Nam Đế đã hạ chỉ khao thưởng và miễn tô thuế, tạp dịch cho nhiều ấp ở Thái Bình. Riêng trang Tử Đường được coi là đất “thang mộc” cho miễn trừ sưu thuế binh lương và cấp cho hơn 500 cân bạc trắng để dựng nền miếu ngay trên mảnh đất đặt tại bản doanh trước

            (Theo “Ngọc Phả đình Tử các” thì Lý Nam Đế đã hạ chỉ nguyên văn như sau: Gai Tứ kim ngân tài bạch câu… Kim vi vọng cung ngự sở. Hậu vi hương hỏa ức niên”. Thang mộ ấp: Theo nghĩa gốc là đất của nhà vua ban cho chu hầu để có chi phí “trai giới” khi về chầu. Ở đây,”thang mộc” được dùng có nghĩa là đất gốc của triều đình. Thân tích miễu hai thôn (xã Xuân Hòa huyện Vũ Thư) cũng cho biết; trang An để nơi có tư dinh phủ đệ của Lý Nam Đế cũng được ban là đất “thang môc”).

Ngược lại không quen công tích của ông, những nơi Lý Nam Đế đặt đại bản doanh đề được dân lập đền thờ ông làm thần hoàng. Tại ngôi đền ở Phương Tảo ( xã Xuân Hòa huyện Vũ Thư) vẫn còn lưu lại đôi câu đối.

 

Viên bang nhất thống sơn hà, càn khôn tịnh đại

Thanh miếu Vạn Xuân hương hỏa, đường bệ tôn nghiêm

 

Dịch nghĩa:

 

Nước Nam thống nhất non sông việc lớn ngang trời đất

Chốn miếu đền muôn đời hương lửa ngày càng đường bệ oai nghiêm

Bình luận (0)
phạm
2 tháng 3 2022 lúc 10:55

Sau cuộc khởi nghĩa chống Nhà Lương giành chiến thắng

Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt tên niên hiệu là Thiên Đức

Thành lập triều đình hai ban văn võ

Bình luận (0)
꧁Yuui và Haro ꧂
Xem chi tiết
tran viet duc
31 tháng 3 2021 lúc 21:03

"Lượm" là một trong những bài thơ hay của nhà văn Tố Hữu được đông đảo thế hệ học sinh yêu thích(1).Bài thơ ra đời năm 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp(2).Bài thơ kể về cuộc đời cách mạng của Lượm(3).Chú bé Lượm hiện lên thật ngây thơ,tinh nghịch,hăng hái(4).Lượm là chú bé liên lạc trên chiến trường đầy nguy hiểm, cạm bẫy luôn rình rập cậu(5).Nhưng vì lòng yêu nước và sự dũng cảm của mình Lượm đã xuất sắc hoàn thành những nhiệm vụ được giao(6).Trong một lần đi giao thư "Thượng khẩn" Lượm đã hy sinh, chú bé ngã xuống ngay trên cánh đồng quê hương và cánh đồng như ôm Lượm vào lòng(7).Tuy Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của chú còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người(8).Bằng thể thơ bốn chữ, kết hợp miêu tả và biểu hiện cảm xúc bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh chú bé Lượm(9).Tấm gương dũng cảm và lòng yêu nước của Lượm đáng để mọi người noi theo(10).

Bình luận (2)